Mức vốn điều lệ tối thiểu khi thành lập công ty là bao nhiêu?

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.

Mục Lục
Mục Lục

Mức vốn điều lệ của doanh nghiệp là một phần quan trọng thể hiện uy tín và trách nhiệm của các thành viên góp vốn với khách hàng, đối tác. Theo đó, tùy vào khả năng kinh tế của thành viên và mục đích, định hướng hoạt động của công ty để có thể quyết định mức vốn điều lệ đăng ký hợp lý. Nếu vốn điều lệ quá thấp, doanh nghiệp sẽ khó tạo niềm tin cho khách hàng, đối tác. Còn nếu vốn điều lệ ở mức quá cao thì trách nhiệm và tính rủi ro của các thành viên góp vốn cũng cao hơn.   

Hiện nay Luật không quy định về vốn tối thiểu khi thành lập công ty. Tuy nhiên, đối với một số ngành nghề đặc thù cần phải yêu cầu vốn pháp định hoặc ký quỹ thì sẽ phải đáp ứng yêu cầu về vốn theo quy định.     

image.png

Thời hạn góp vốn được quy định như thế nào?   

Đối với công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên và công ty cổ phần thì thời hạn mà chủ sở hữu/thành viên góp vốn/cổ đông phải góp đủ vốn là 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Đối với công ty hợp danh thì thành viên có trách nhiệm góp đúng theo cam kết khi thành lập công ty (Theo quy định tại khoản 2 Điều 47, khoản 2 Điều 75, khoản 1 Điều 113 & khoản 1 Điều 178 của Luật Doanh Nghiệp 2020).   

Góp vốn không đúng thời hạn có bị phạt không?    
Trường hợp hết thời hạn trên mà chưa góp đủ số vốn đã đăng ký thì Doanh nghiệp phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ với cơ quan đăng ký kinh doanh. Trường hợp không đăng ký thay đổi vốn điều lệ sẽ bị phạt từ 30 - 50 triệu đồng và phải thực hiện thủ tục điều chỉnh vốn hoặc thay đổi thành viên, cổ đông sáng lập (theo khoản 3 và khoản 5 Điều 46 Nghị định 122/2021/NĐ-CP).   

Hình thức góp vốn    
Khi đăng ký thành lập công ty, thành viên có thể góp vốn bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản.    
- Đối với hình thức góp vốn bằng tiền mặt, thành viên có thể thực hiện góp trực tiếp bằng tiền mặt hoặc qua phương thức chuyển khoản vào tài khoản của công ty (sau khi công ty đăng ký tài khoản tại các nhân hàng thương mại).    
- Đối với hình thức góp vốn bằng tài sản không phải là tiền mặt, cần thực hiện thủ tục định giá tài sản và chuyển quyền sở hữu tài sản để tạo thành vốn vào doanh nghiệp. Khoản 1 Điều 36 Luật Doanh Nghiệp 2020 quy định:    
" Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.”    
Lưu ý: Doanh nghiệp có bất kỳ thay đổi nào về vốn điều lệ trong quá trình hoạt động như tăng vốn điều lệ, giảm vốn điều lệ, phải thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký kinh doanh.   

Liên hệ ngay SSO – 0901 4141 42 để được tư vấn cụ thể và nhanh chóng hoàn toàn miễn phí.!    
 

Bài viết mới nhất