Địa điểm kinh doanh là gì? Quy định pháp luật liên quan đến thành lập Địa điểm kinh doanh.

Theo khoản 3 Điều 44, Luật Doanh nghiệp 2020, định nghĩa Địa điểm kinh doanh là nơi để doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh. Cụ thể, tại Địa điểm kinh doanh chúng ta sẽ trao đổi mua bán hàng hóa dịch vụ nhằm tăng doanh thu, tăng độ phủ thương hiệu, tiếp cận được với nhiều khách hàng và đối tác cũng như phát triển dịch vụ chăm sóc khách hàng.

Mục Lục
Mục Lục

Phạm vi ngành nghề của Địa điểm kinh doanh

Địa điểm kinh doanh hoạt động ngành nghề phụ thuộc vào công ty mẹ và trong giấy chứng nhận đăng ký Địa điểm kinh doanh không thể hiện ngành nghề kinh doanh.

Ưu nhược điểm của việc thành lập Địa điểm kinh doanh

  • Khi doanh nghiệp thành lập Địa điểm kinh doanh sẽ có những ưu điểm như: Địa điểm kinh doanh có chức năng kinh doanh, được phép thực hiện hoạt động kinh doanh. Có thể đặt tại nhiều nơi trong một địa bàn, tại các địa điểm khác với trụ sở chính và chi nhánh, nhằm hỗ trợ mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Thủ tục thành lập/thay đổi/chấm dứt đơn giản, dễ thực hiện, nhanh chóng hơn so với chi nhánh và văn phòng đại diện. 
  • Ngược lại, Địa điểm kinh doanh có một số nhược điểm là: Không có tư cách pháp nhân, không có con dấu riêng, không có mã số thuế riêng và không độc lập về tài sản. Các hoạt động hạch toán, kê khai thuế đều phải qua công ty mẹ.

Mức thu lệ phí môn bài đối với Địa điểm kinh doanh

  • Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 302/2016/TT-BTC quy định mức thu lệ phí môn bài đối với Địa điểm kinh doanh là 1.000.000 (một triệu) đồng/năm.

Địa điểm kinh doanh được thành lập trong thời gian của 06 tháng đầu năm thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm, nếu Địa điểm kinh doanh thành lập trong thời gian 06 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.

  • Theo Điều 3 Nghị định 139/2016/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 22/2020/NĐ-CP, năm 2024, khi doanh nghiệp hoặc chi nhánh của doanh nghiệp được miễn thuế môn bài thì Địa điểm kinh doanh mới thành lập trong năm 2024 cũng sẽ được miễn thuế môn bài theo chi nhánh hoặc doanh nghiệp chủ quản.
  • Trường hợp doanh nghiệp đã hoạt động từ các năm trước nhưng năm 2024 mới thành lập Địa điểm kinh doanh thì Địa điểm kinh doanh thành lập năm 2024 vẫn phải nộp thuế môn bài.

Hồ sơ đăng ký thành lập Địa điểm kinh doanh công ty như thế nào? 

Hồ sơ đăng ký thành lập Địa điểm kinh doanh công ty bao gồm các giấy tờ sau đây:

- Thông báo thành lập Địa điểm kinh doanh;

- Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu Địa điểm đăng ký kinh doanh nếu người này không đồng thời là người đại diện theo pháp luật hoặc thành viên, cổ đông, chủ sở hữu công ty;

- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu Địa điểm kinh doanh.

DỊCH VỤ XIN CẤP GIẤY PHÉP ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH UY TÍN

SSO cung cấp dịch vụ xin cấp Giấy phép Địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp nhanh chóng và tiện lợi, giúp khách hàng tiết kiệm tối đa chi phí và thời gian. Với kinh nghiệm dày dặn, SSO sẽ tư vấn pháp lý và các thủ tục liên quan hoàn toàn miễn phí, cam kết sẽ hoàn thành và bàn giao giấy phép cho khách hàng trong thời gian sớm nhất.   

---------                  
SSO OFFICE LUÔN ĐỒNG HÀNH CÙNG VỚI DOANH NGHIỆP CỦA BẠN!      
Hotline : 0901 41 41 42 - Tel: 028 3636 7951                    
Email: office@ssohcm.com / ssohcm@gmail.com                  
---------                  
SSO OFFICE QUẬN 1:        
🏢 108 Trần Đình Xu, P. Nguyễn Cư Trinh, Q.1, TP.HCM                  
Xem đường đi     
SSO OFFICE QUẬN BÌNH THẠNH:        
🏢 33 Ung Văn Khiêm, P.25, Quận Bình Thạnh, TP.HCM                  
Xem đường đi     
 

Chúng tôi luôn làm việc với phương châm Uy Tín – Chất Lượng. Đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và thân thiện. Đến với "dịch vụ văn phòng ảo" tại SSO OFFICE bạn sẽ không bao giờ thất vọng.       

Bài viết mới nhất