Các Website bắt buộc phải đăng ký, thông báo với Bộ Công thương?

Đăng ký, thông báo website với Bộ Công Thương là thủ tục bắt buộc, được pháp luật quy định và nếu không thực hiện khi kiểm tra sẽ bị phạt từ 10-30 triệu đồng. Hãy cùng SSO tìm hiểu về quy định này nhé.!

Mục Lục
Mục Lục

Website là gì?

Website được hiểu là tập hợp các trang mạng chứa các nội dung dưới dạng văn bản, hình ảnh, âm thanh, video… được lưu trữ trực tuyến trên các máy chủ và có thể được truy cập bởi bất cứ ai, từ bất cứ đâu thông qua mạng Internet.

Theo đó, tất cả các trang web cho phép truy cập công khai đều tạo thành www (world wide web). Người dùng có thể thông qua các ứng dụng phần mềm (trình duyệt web) như: Google Chrome, Safari, Firefox, Internet Explorer,… để truy cập vào trang web.

Việc truy cập vào các website được thực hiện dễ dàng trên mọi nền tảng thiết bị khác nhau như máy tính, điện thoại, laptop,... Một trang web được truy cập trực tiếp bằng cách nhập địa chỉ URL của nó.

Những website nào cần thông báo, đăng ký website với Bộ Công Thương?

Website thương mại điện tử (TMĐT) là trang thông tin điện tử được thiết lập để thực hiện một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ; từ khâu trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ đến giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ, thanh toán và dịch vụ sau bán hàng.

Website TMĐT bao gồm hai hình thức:

Website TMĐT bán hàng: là website TMĐT do các thương nhân, cá nhân, tổ chức tự thiết lập để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ. Các Website sẽ đăng tải hàng hóa lên nhằm phục vụ bán hàng cho chính cá nhân đó (các shop quần áo, website các shop mỹ phẩm...) và có chức năng đặt hàng trực tuyến.

Website cung cấp dịch vụ TMĐT: là website TMĐT do thương nhân, tổ chức thiết lập để cung cấp môi trường cho các thương nhân, cá nhân, tổ chức khác tiến hành hoạt động thương mại.

Mỗi hình thức trên thì thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website TMĐT có nghĩa vụ khác nhau:

– Với Website TMĐT bán hàng: Các thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website này phải thực hiện thông báo đến Bộ Công thương theo phương thức trực tuyến trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động TMĐT. Nội dung các thông tin thông báo gồm: Tên miền của website TMĐT; Loại hàng hóa, dịch vụ giới thiệu trên website; Tên đăng ký của thương nhân hoặc cá nhân sở hữu website; Địa chỉ trụ sở; Số, ngày cấp và nơi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân, hoặc hoặc mã số thuế cá nhân của cá nhân; thông tin về người đại diện thương nhân, người chịu trách nhiệm đối với website TMĐT và Các thông tin khác theo quy định của Bộ Công Thương.

– Với Website cung cấp dịch vụ TMĐT: Các thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website phải đăng ký thiết lập website cung cấp dịch vụ TMĐT và được Bộ Công Thương xác nhận đăng ký.

Thời gian hoàn thành việc thông báo, đăng ký website với Bộ Công Thương là bao lâu? 

Thời gian đăng ký website nhanh chậm sẽ căn cứ vào từng website muốn thông báo hoặc đăng ký. Thông thường thời gian sẽ mất từ 7 – 20 ngày, trong đó:

- Bộ Công Thương sẽ duyệt hồ sơ cấp tài khoản cho người bán hàng khoảng từ 2-3 ngày.

- Bổ sung các chính sách và đưa thông tin lên website của mình.

- Mất khoảng từ 7 – 15 ngày làm việc để chuyên viên của Bộ Công Thương tiếp nhận, xử lý và giải quyết hồ sơ (Thời gian nhanh chậm còn tuỳ thuộc vào số lượng hồ sơ tồn động của Bộ).

Một trong các vấn đề khiến cho việc thông báo, đăng ký website bị kéo dài như chọn sai đối tượng, nộp thiếu hồ sơ, vì vậy, phải điều chỉnh lại nội dung trên website cho chính xác.

Sau khi thông báo hoặc đăng ký website với Bộ Công Thương thành công, các doanh nghiệp sẽ được cấp 1 đoạn code biểu thị cho logo, icon tương ứng. 

1. Logo đã thông báo website với bộ công thương

web.jpg

2. Logo đã đăng ký website với bộ công thương 

web-1.jpg

Hãy liên hệ ngay SSO OFFICE – 0901 4141 42 để được tư vấn nhanh chóng về thủ tục đăng ký/ thông báo website với Bộ Công Thương.

Bài viết mới nhất