2024 - Các loại hình Doanh nghiệp Việt Nam

Căn cứ Luật Doanh Nghiệp 2020, hiện nay có 05 loại hình doanh nghiệp bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), Công ty cổ phần, Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh. Hãy cùng SSO tìm hiểu về đặc điểm của các loại hình này, từ đó có thể giúp bạn lựa chọn loại hình phù hợp hơn khi thành lập Doanh nghiệp của mình nhé.

Mục Lục
Mục Lục

I./ Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH):   
1./ Công ty TNHH một thành viên:   
• Doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty).  
• Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.  
• Chủ sở hữu công ty có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty. Chủ sở hữu công ty có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác, chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.  
• Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.  
• Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần.  
2./ Công ty TNHH 2 thành viên trở lên:   
• Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá năm mươi 
• Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp;  
• Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;  
• Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phần;  
• Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 43, 44 và 45 của Luật Doanh nghiệp 2020. 

II./ Công ty Cổ phần (CP):  
• Số lượng thành viên cho phép: Từ 3 cổ đông trở lên, không giới hạn số lượng cổ đông. Lưu ý là đối với 3 thành viên đầu tiên của CTY cổ phần thì gọi là 3 cổ đông sáng lập;  
• Vốn điều lệ của CTY được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phiếu, một cổ đông có thể sở hữu nhiều cổ phiếu và được ghi rõ trong điều lệ công ty;  
• Khả năng huy động vốn linh hoạt, ngoài từ việc huy động vốn từ các khoản vay từ tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước. CTY Cổ Phần cũng có thể phát hành cổ phiếu, trái phiếu để huy động vốn;  
• Về cơ cấu tổ chức: Lớn nhất chính là Đại hội đồng cổ đông chính là tất cả cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phiếu của CTY. Dưới là Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. Hội đồng quản trị sẽ có từ 3 đến 11 thành viên và các thành viên này sẽ bầu ra một người đứng đầu, chính là Chủ tịch hồi đồng quản trị. Ban Kiểm soát sẽ kiểm tra giám sát sự hoạt động của Công ty. 

III./ Doanh nghiệp tư nhân:  
• DN tư nhân do một cá nhân bỏ vốn thành lập và làm chủ;  
• Nguồn vốn ban đầu của Doanh nghiệp tư nhân xuất phát chủ yếu từ tài sản của chủ Doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động, chủ Doanh nghiệp có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư, chỉ phải khai báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh trong trường hợp giảm vốn xuống dưới mức đã đăng kí;  
• DN tư nhân không có tư cách pháp nhân. 

IV./ Công ty hợp danh:  
• Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh); ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn;  
• Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;  
• Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty;  
• Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;  
• Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. 

Trên đây là thông tin cơ bản về các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay.  

Nếu có nhu cầu thành lập doanh nghiệp cũng như có băn khoăn về hoạt động của các loại hình doanh nghiệp này, vui lòng gọi ngay cho SSO theo số hotline: 0901 4141 42 để được hỗ trợ TƯ VẤN MIỄN PHÍ & NHANH CHÓNG.  
 

Bài viết mới nhất